Huyết trắng có máu: Những nguyên nhân gây bệnh đáng báo động nên biết

January 2, 2020
Bệnh A - Z

Rất nhiều chị em phụ nữ cảm thấy sợ hãi khi huyết trắng vùng kín hay còn gọi là khí hư có lẫn máu. Họ cho rằng tình trạng này có thể xuất phát từ những tổn thương bên trong cơ quan sinh dục mà thường không rõ được nguyên nhân. Huyết trắng có máu là do đâu? Phải làm thế nào để khắc phục vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dụng bài viết sau.

Huyết trắng là gì?

Để tìm hiểu tình trạng huyết trắng có máu là do đâu, trước tiên chúng ta phải hiểu được huyết trắng là gì? Theo bác sĩ CKI Trần Thúy Vân, chuyên khoa Sản phụ khoa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội: Khí hư hay huyết trắng là một loại dịch tiết âm đạo chảy ra từ cổ tử cung của người phụ nữ. Chất dịch này có tác dụng giữ ẩm cho môi trường âm đạo, bảo vệ âm đạo tránh khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào gây bệnh. Ngoài ra, dịch tiết này còn là chất bôi trơn tự nhiên khi quan hệ tình dục và giúp cho tinh trùng dễ dàng di chuyển vào bên trong gặp trứng.

Ở điều kiện sức khỏe bình thường, huyết trắng có màu trắng trong, hơi ngái, dính và không có mùi. Huyết trắng thường ra nhiều hơn trong những ngày rụng trứng hay khi sắp đến ngày hành kinh, trước – sau khi quan hệ. Với những trường hợp huyết trắng bị biến đổi về màu sắc, tính chất, mùi hay số lượng thì được xem là tình trạng huyết trắng bất thường.

Xem thêm: Huyết trắng ra nhiều có sao không? Mối nguy hiểm cận kề

Nguyên nhân huyết trắng có máu

Cũng theo bác sĩ Trần Thúy Vân thì: trong một số ít trường hợp, hiện tượng huyết trắng có máu bắt nguồn từ những áp lực tâm lý của người phụ nữ. Khi cơ thể luôn ở trong trạng thái căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, lượng máu kinh có thể bị sót lại lẫn với khí hư gây tình trạng huyết trắng có máu. Hoặc những trường hợp sử dụng thuốc tránh thai, thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai… cũng dễ gặp phải hiện tượng này do gặp phải các tác dụng phụ.

Khi nào huyết trắng lẫn máu không đáng lo ngại?

  • Chu kì kinh nguyệt sót lại: Sau những ngày "đèn đỏ", không ít chị em gặp tình trạng (huyết trắng) khí hư có 1 ít sợi máu. Với tình trạng này, chị em không nên quá lo ngại bởi nguyên nhân chủ yếu là do máu kinh chưa được đào thải hết trong những ngày nguyệt san nên còn sót lại một chút và lẫn vào khí hư. Tình trạng này sẽ tự biến mất sau một vài ngày, chị em chỉ cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng huyết trắng có máu. Kinh nguyệt chịu tác động của các nội tiết tố trong cơ thể, gồm estrogen và progesterone. Do đó, khi nội tiết tố trong cơ thể không ổn định, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường sẽ kéo theo huyết trắng bị ảnh hưởng. Kinh nguyệt bị rối loạn khi nằm ngoài các quỹ đạo bình thường. Chu kì kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày, trong đó số ngày hành kinh chiếm từ 3 - 7 ngày, lượng máu kinh ra trung bình khoảng 100ml. Máu kinh có màu đỏ thẫm, có thể dính các cục nhỏ màu trắng là mảnh vụn của màng tế bào.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai khẩn cấp cho tác dụng ngăn ngừa thụ thai. Loại thuốc này cho hiệu quả tốt nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Sau thời điểm uống thuốc tránh thai khẩn cấp vài ngày, chị em có thể gặp hiện tượng khí hư có máu song chị em không cần quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ tự động biến mất còn trong trường hợp nếu thấy kéo dài thì chị em cần đi thăm khám.
  • Đặt vòng tránh thai: Đặt vòng tránh thai cũng làm tác động tới "cô bé", gây ảnh hưởng tới nội tiết tố trong cơ thể, ắngtừ đó có thể khiến huyết trắng có sự thay đổi.
  • Hiện tượng máu báo có thai: Chị em có thể nhận biết tình trạng có thai sớm thông qua một số dấu hiệu như chậm kinh, buồn nôn, đau tức ngực, vùng kín ra huyết trắng có lẫn ít máu.

Huyết trắng có máu do bệnh lý - không được chủ quan

Loại bỏ những nguyên nhân kể trên, nếu tình trạng huyết trắng có máu xuất hiện với tần suất dày có thể là do các chị em đã mắc phải một số bệnh lý phụ khoa sau:

  • Viêm âm đạo: Là tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo do nấm, vi khuẩn hoặc là ký sinh trùng Trichomonas… gây nên. Khi mắc bệnh chị em sẽ cảm nhận rõ ràng được tình trạng huyết trắng ra nhiều, có màu trắng dính mảng hoặc vàng xanh, loãng và có bọt, kèm mùi hôi, tiểu đau,… Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể thấy xuất hiện tình trạng huyết trắng có máu và đau khi quan hệ tình dục.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nếu hiện tượng huyết trắng có lẫn máu bất thường không phải trong chu kì kinh nguyệt, kèm theo các biểu hiện khác như: dịch âm đạo nhiều khiến vùng kín luôn ẩm ướt, huyết trắng màu trắng hoặc vàng xanh, loãng, hôi hám, đau vùng eo, đau bụng dưới,… thì rất có thể đây là những triệu chứng của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.
  • Polyp cổ tử cung: Khi gặp phải tình trạng huyết trắng ra nhiều, có dạng mủ, lẫn máu, kèm tình trạng rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết âm đạo bất thường… thì các bạn nên nghĩ đến khả năng bị mắc bệnh polyp cổ tử cung.
  • Ung thư âm đạo: Ung thư âm đạo thường chỉ chiếm 2 - 3 % ung thư ở bộ phận sinh dục nữ, thường gặp nhất là phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Căn bệnh này thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, trong một số trường hợp người bệnh chỉ phát hiện một ít máu chảy ra từ âm đạo, huyết trắng ra nhiều, có lẫn máu, có mùi hôi khó chịu…
  • Ung thư cổ tử cung: Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như tính mạng của người phụ nữ. Biểu hiện điển hình của căn bệnh này là đau vùng chậu, đau lưng, tiểu tiện khó, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, xuất huyết âm đạo bất thường, huyết trắng có màu vàng xanh như mủ, mùi hôi khó chịu, đôi khi huyết trắng có lẫn máu,…

Huyết trắng có máu có ảnh hưởng gì không?

Huyết trắng hay khí hư có máu gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho chị em, từ ảnh hưởng tâm lý, sinh lý tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Vùng kín ra huyết trắng có lẫn ít máu làm ảnh hưởng tới tâm lý, khiến chị em hoang mang lo lắng không biết bị bệnh gì, có nguy hiểm không.
  • Huyết trắng có máu là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày "chuyện ấy". Không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, các bệnh này sẽ gây ra mùi hôi, huyết trắng ra nhiều bất thường khiến chị em ngại gần gũi, ảnh hưởng tới tình cảm, hạnh phúc gia đình.
  • Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách còn có thể gây viêm nhiễm ngược dòng, gây các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản như gây khó thụ thai, vô sinh, thai ngoài tử cung,...
  • Ra huyết trắng kèm máu khi mang thai có thể là dấu hiệu báo động tình trạng bất thường của thai kỳ, dễ dẫn tới viêm nhiễm màng ối dẫn tới sinh non, cảnh báo thai ngoài tử cung,...

Huyết trắng có lẫn máu có nguy hiểm không?

Hiện tượng huyết trắng có lẫn máu là triệu chứng chị em không nên xem thường. Chị em nên chú ý theo dõi và nhanh chóng tiến hành thăm khám để có biện pháp chữa trị kịp thời.

  • Bệnh gây ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh, khiến cơ thể suy yếu, ảnh hưởng lớn đến cơ quan cơ quan sinh sản ở phụ nữ.
  • Tình trạng viêm nhiễn khiến hoạt động tình dục bị ảnh hưởng, trứng không thể gặp được tinh trùng, gây ra tình trạng vô sinh – hiếm muộn.
  • Những căn bệnh phụ khoa khiến vùng kín ngứa ngáy, huyết trắng ra nhiều gây ẩm ướt, vi khuẩn dễ xâm nhập khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Nếu mắc phải bệnh ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung sẽ đe dọa đến tính mạng chị em phụ nữ nếu không được phát hiện và can thiệp sớm.

Xem thêm: Mối nguy hiểm khi ra dịch màu trắng và ngứa chị em cần biết

Phải làm gì khi huyết trắng có máu?

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiên cho biết, phần lớn chị em phụ nữ khi gặp phải tình trạng huyết trắng có máu thường cảm thấy lo lắng, bất an, gây tác động không nhỏ đến hiệu suất công việc và các sinh hoạt hàng ngày khác. Ngoài ra, tình trạng này cũng làm ảnh hưởng đến đời sống “chăn gối” của người phụ nữ, gây ra những mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân khi nhu cầu không được đáp ứng. Đặc biệt với những căn bệnh phụ khoa gây tình trạng huyết trắng có máu, nếu không được khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Do đó, khi phát hiện hiện tượng huyết trắng có máu, các chị em nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Chỉ khi tìm ra được chính xác nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa điều trị không khó, tuy nhiên lại rất hay tái phát, dai dẳng và khó trị dứt điểm là do tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh và PH âm đạo hoặc do suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

Do đó, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, tránh tái phát hoặc dai dẳng, ngoài đơn thuốc của bác sĩ để diệt các tác nhân gây viêm nhiễm, chị em cần có biện pháp cân bằng lại pH vùng kín, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cách phòng tránh hiện tượng huyết trắng có máu

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, không thịu rửa sâu vào âm đạo, thận trọng khi sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao.
  • Thay quần lót thường xuyên, chọn đồ lót đúng kích cỡ, thấm hút mồ hôi, giặt sạch phơi khô trước khi mặc.
  • Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, thay băng vệ sinh thường xuyên, ít nhất 4 – 6 tiếng/lần.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học
  • Luyện tập thể dục thể thao, nghĩ ngơi đầy đủ, tránh bị căng thẳng, stress,..
  • Quan hệ tình dục an toàn, dùng bao cao su để tránh các bệnh truyền nhiễm
  • Khám phụ khoa theo định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần

Lời khuyên từ chuyên gia:

  • Khi thấy có hiện tượng ra huyết trắng có lẫn máu, các chị em nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra để các định nguyên nhân điều trị cần thiết.
  • Nếu tình trạng huyết trắng có máu diễn ra thường xuyên, không kèm theo dấu hiệu gì bất thường thì các chị em cũng nên đi khám. Nó có thể là dấu hiệu ban đầu của các tổn thương diễn ra tại cơ quan sinh dục

Trên đây là tổng hợp các vấn đề liên quan đến huyết trắng có máu chị em cần biết và phát hiện sớm để thăm khám và điều trị. Huyết trắng lẫn máu là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm nhằm tránh những ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản sau này.

healthvn247

My name is Will and I first discovered Webflow in November 2013. Since then, Webflow has had a HUGE impact on my web design projects – saving me countless design hours, development costs, and has helped improve my understanding of HTML/CSS tremendously!

Related Posts

Để lại email để cập nhật kiến thức hàng ngày

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form